Megaupload tại sao lại sập
Posted: March 31, 2013
Chính quyền Mỹ vừa quyết định “thả một quả bom nguyên tử” vào thế giới Internet toàn cầu khi quyết định bắt giữ lãnh đạo công ty Megaupload – dịch vụ lưu trữ và chia sẻ file nổi tiếng thế giới, phong tỏa tên miền và tịch thu khối tài sản trị giá khoảng 50 triệu USD cùng với 4 thành viên chủ chốt của Megaupload.
Thu lợi bất chính?
Trong bộ hồ sơ cáo trạng dài 72 trang vừa được tòa án liên bang ở Virginia (Mỹ) công bố, các công tố viên đã cáo buộc Megaupload thu lợi bất chính 175 triệu USD kể từ năm 2005 đến nay nhờ các hoạt động vi phạm bản quyền.
Cũng theo tài liệu này, các nhân viên của Megaupload đã được nhận những mức lương rất hậu hĩnh và họ cũng nổi tiếng là người tiêu xài thoải mái. Ví dụ như nhân viên thiết kế đồ họa Julius Bencko 35 tuổi, người Slovakia đã được nhận không dưới 1 triệu USD riêng trong năm 2010.
Bản cáo trạng còn cho biết 6 nhân vật khác của Megaupload bị bắt đợt này, hiện đang sở hữu tới 14 chiếc xe hơi cao cấp hạng sang Mercedes-Benz hay cả những chiếc xe siêu sang như Maserati đời 2010, Rolls-Royce đời 2008 và một chiếc Lamborghini đời 1989. Họ không chỉ có 1 mà tới 3 chiếc TV Samsung 83 inch, 2 chiếc TV Sharp 108 inch và vô số tài sản khác như xe máy, xe trượt tuyết, các tác phẩm nghệ thuật và 60 chiếc máy chủ mang nhãn hiệu Dell.
Vụ án này không chỉ liên quan đến Mỹ mà nó còn ảnh hưởng tới một loạt các tập đoàn quốc tế ở Hong Kong, Hà Lan, Anh, Đức, Canada và Philippines.
Trong ngày Megaupload bị “đánh úp”, hơn 20 lệnh khám xét khác cũng đã được tiến hành trên nhiều quốc gia khác nhau.
Thông báo của chính phủ Mỹ về việc phong tỏa tịch thu tên miền, bắt giữ các thành viên chủ chốt và tịch thu tài sản của Megaupload.
Không có "bến cảng an toàn" cho Megaupload
Với người dùng Internet, Megaupload là cái tên vô cùng quen thuộc và là một trong những dịch vụ lưu trữ, chia sẻ dữ liệu nổi tiếng, được nhiều người dùng nhất thế giới. Tính đến thời điểm bị bắt, Megaupload sở hữu 525 máy chủ tại Virginia, 630 máy chủ ở Hà Lan và hàng trăm máy chủ khác rải rác trên thế giới.
Hoạt động trong lĩnh vực này, không thể nói ban lãnh đạo Megaupload dám “đùa” với pháp luật. Từ nhiều năm nay, Megaupload luôn tuân thủ quy định “xóa sạch” những nội dung bị tố cáo vi phạm bản quyền và cũng đã từng đăng ký hoạt động theo luật “Bản quyền số Thiên niên kỷ” DMCA với chính phủ Mỹ.
Để tăng cường tính “minh bạch” trong các hoạt động của mình, Megaupload còn tạo ra một công cụ “chống lạm dụng” cho phép những người nắm giữ bản quyền gốc (rightsholders) tự do truy cập để phát giác những nội dung vi phạm. Chưa hết, Megaupload còn thương thảo với một số công ty trong đó có cả tập đoàn Universal Music Group để giải quyết vấn đề về bản quyền.
Theo website Arstechnica, hồi cuối năm 2011, CEO Kim Dotcom của Megaupload đã gửi một bức email cho PayPal cho biết họ đang xúc tiến việc khởi kiện một số đối thủ cạnh tranh và tố cáo hành vi phạm tội của họ, đặc biệt là việc: Trả tiền cho những người tải lên các loại tài liệu, nội dung vi phạm bản quyền (nhưng được nhiều người tải).
“Họ đang phá hủy hình ảnh và đe dọa đến sự tồn tại của lĩnh vực lưu trữ file trực tuyến. Hãy nhìn vào các website như Fileserve.com, Videobb.com, Filesonic.com, Wupload.com, Uploadstation.com. Họ trả tiền cho tất cả mọi người (bất kể tài liệu đó có vi phạm bản quyền hay không) và họ đang sử dụng PayPal để thanh toán cho hành vi vi phạm bản quyền này”, Kim Dotcom nói.
Nhưng các nhà hành pháp của chính phủ Mỹ không nghĩ vậy. Bộ Tư pháp Mỹ cho rằng các nhân viên quản trị của Megaupload biết rõ rằng dịch vụ của họ đang phát tán rất nhiều nội dung vi phạm mà vẫn làm ngơ. Thậm chí tài liệu của chính phủ còn tiết lộ rất nhiều email nội bộ của Megaupload cho thấy các nhân viên đã được cảnh báo về tài liệu vi phạm bản quyền nhưng họ vẫn bỏ qua và thậm chí còn chia sẻ với nhau những nội dung đó.
Chính vì những điều này, chính phủ Mỹ cho rằng Megaupload không thể được hưởng chế độ “bến cảng an toàn” theo luật DMCA – bộ luật đã từng cứu cho YouTube không phải bồi thường cho Viacom 1 tỷ USD cách đây mấy năm.
Chưa hết, “công cụ chống lạm dụng” mà Megaupload tạo ra thực tế không hề gỡ bỏ những file bị than phiền là vi phạm bản quyền mà chi xóa bỏ một số địa chỉ web dẫn tới file đó, có điều những file “hot” thì được chia sẻ lai trên hàng ngàn trang web khác nhau nên công cụ đó gần như vô nghĩa. Theo Bộ Tư pháp Mỹ, tất cả những việc mà Megaupload đã làm thực tế chỉ là cách “ngụy trang” khiến hoạt động của họ trở nên hợp pháp hơn.
Nhiều người cho rằng đây là "đòn dằn mặt" những kẻ dám phản đối dự luật SOPA và PIPA mà quốc hội Mỹ đang xây dựng.
Các nhân viên của Megaupload biết rõ website của họ đang được dùng để phát tán những nội dung nào. Khi quyết định trả tiền cho người tải file lên (uploader) theo hình thức phần thưởng, họ đều xem qua nội dung đó và nhận thấy chúng hầu hết đều là những file vi phạm bản quyền nghiêm trọng như bộ đĩa DVD ca nhạc đang thịnh hành nào đó, một số bộ phim “người lớn”, các phần mềm có kèm theo bộ bẻ khóa…. Và “bến cảng an toàn” của DMCA không thể bảo vệ Megaupload trong những trường hợp này.
Thậm chí, chính các nhân viên của Megaupload còn tự mình tải lên các tài liệu vi phạm bản quyền, ví dụ như bộ phim tài liệu BBC Earth hồi năm 2008.
Một số bằng chứng khác cho thấy, Megaupload còn chủ động coi nội dung bị “khóa bản quyền” là nguồn sống quan trọng của họ nên sự hợp tác với những chủ sở hữu tài liệu này là rất hình thức. Hồi năm 2009, hãng Time Warner đã sử dụng “công cụ chống lạm dụng” để xóa bỏ khoảng 2.500 đường link mỗi ngày dẫn đến những nội dung của họ bị người khác đánh cắp bản quyền. Khi Time Warner đề nghị Megaupload nâng số đường dẫn cần bị xóa bỏ thì nhân viên của Megaupload đã trả lời thẳng thắn rằng “chúng tôi chỉ có thể hợp tác ở mức như hiện nay”. Về sau Kim Dotcom đã buộc phải đồng ý cho phép nâng lên thành 5000 đường link mỗi ngày.
Megaupload bị “ăn đòn oan”?
Các chuyên gia pháp lý cho rằng chính phủ Mỹ đã quá mạnh tay trong trường hợp này và thậm chí họ còn cố tình bỏ qua một số trình tự pháp lý cần thiết. Ví dụ, nếu chính phủ có những email nội bộ của Megaupload đủ để chứng minh rằng họ cố tình vi phạm luật pháp, họ cần chuyển sang tòa án để khởi tố và gỡ bỏ toàn bộ nội dung trên các dịch vụ của Megaupload chứ chưa cần phải bắt giữ người đứng đầu hay tịch thu tài sản của họ như thể vụ trấn áp tội phạm đặc biệt nguy hiểm như vậy.
Một số luật sư và người trong giới công nghệ thì cho rằng đây chẳng qua chỉ là “đòn dằn mặt” những kẻ phản đối SOPA và PIPA đồng thời dùng những hành động sai phạm của Megaupload để kêu gọi sự ủng hộ của giới kinh doanh nội dung, phần mềm.
Giáo sư luật James Grimmelmann của trường ĐH Luật New York bình luận: “Rất nhiều chi tiết trong bản cáo trạng thực ra là những chiến lược kinh doanh hợp pháp mà rất nhiều website sử dụng để tăng lượng truy cập cũng như doanh thu như khuyến khích đăng ký các tài khoản cấp cao (có trả phí), chạy quảng cáo hay trao thưởng cho những thành viên tích cực… Tôi hy vọng rằng nếu vụ này được đưa ra tòa, tòa án sẽ cẩn trọng hơn trong việc xác định chính xác những hành vi nào của Megaupload đã vi phạm pháp luật”.
Thu lợi bất chính?
Trong bộ hồ sơ cáo trạng dài 72 trang vừa được tòa án liên bang ở Virginia (Mỹ) công bố, các công tố viên đã cáo buộc Megaupload thu lợi bất chính 175 triệu USD kể từ năm 2005 đến nay nhờ các hoạt động vi phạm bản quyền.
Cũng theo tài liệu này, các nhân viên của Megaupload đã được nhận những mức lương rất hậu hĩnh và họ cũng nổi tiếng là người tiêu xài thoải mái. Ví dụ như nhân viên thiết kế đồ họa Julius Bencko 35 tuổi, người Slovakia đã được nhận không dưới 1 triệu USD riêng trong năm 2010.
Bản cáo trạng còn cho biết 6 nhân vật khác của Megaupload bị bắt đợt này, hiện đang sở hữu tới 14 chiếc xe hơi cao cấp hạng sang Mercedes-Benz hay cả những chiếc xe siêu sang như Maserati đời 2010, Rolls-Royce đời 2008 và một chiếc Lamborghini đời 1989. Họ không chỉ có 1 mà tới 3 chiếc TV Samsung 83 inch, 2 chiếc TV Sharp 108 inch và vô số tài sản khác như xe máy, xe trượt tuyết, các tác phẩm nghệ thuật và 60 chiếc máy chủ mang nhãn hiệu Dell.
Vụ án này không chỉ liên quan đến Mỹ mà nó còn ảnh hưởng tới một loạt các tập đoàn quốc tế ở Hong Kong, Hà Lan, Anh, Đức, Canada và Philippines.
Trong ngày Megaupload bị “đánh úp”, hơn 20 lệnh khám xét khác cũng đã được tiến hành trên nhiều quốc gia khác nhau.
Thông báo của chính phủ Mỹ về việc phong tỏa tịch thu tên miền, bắt giữ các thành viên chủ chốt và tịch thu tài sản của Megaupload.
Không có "bến cảng an toàn" cho Megaupload
Với người dùng Internet, Megaupload là cái tên vô cùng quen thuộc và là một trong những dịch vụ lưu trữ, chia sẻ dữ liệu nổi tiếng, được nhiều người dùng nhất thế giới. Tính đến thời điểm bị bắt, Megaupload sở hữu 525 máy chủ tại Virginia, 630 máy chủ ở Hà Lan và hàng trăm máy chủ khác rải rác trên thế giới.
Hoạt động trong lĩnh vực này, không thể nói ban lãnh đạo Megaupload dám “đùa” với pháp luật. Từ nhiều năm nay, Megaupload luôn tuân thủ quy định “xóa sạch” những nội dung bị tố cáo vi phạm bản quyền và cũng đã từng đăng ký hoạt động theo luật “Bản quyền số Thiên niên kỷ” DMCA với chính phủ Mỹ.
Để tăng cường tính “minh bạch” trong các hoạt động của mình, Megaupload còn tạo ra một công cụ “chống lạm dụng” cho phép những người nắm giữ bản quyền gốc (rightsholders) tự do truy cập để phát giác những nội dung vi phạm. Chưa hết, Megaupload còn thương thảo với một số công ty trong đó có cả tập đoàn Universal Music Group để giải quyết vấn đề về bản quyền.
Theo website Arstechnica, hồi cuối năm 2011, CEO Kim Dotcom của Megaupload đã gửi một bức email cho PayPal cho biết họ đang xúc tiến việc khởi kiện một số đối thủ cạnh tranh và tố cáo hành vi phạm tội của họ, đặc biệt là việc: Trả tiền cho những người tải lên các loại tài liệu, nội dung vi phạm bản quyền (nhưng được nhiều người tải).
“Họ đang phá hủy hình ảnh và đe dọa đến sự tồn tại của lĩnh vực lưu trữ file trực tuyến. Hãy nhìn vào các website như Fileserve.com, Videobb.com, Filesonic.com, Wupload.com, Uploadstation.com. Họ trả tiền cho tất cả mọi người (bất kể tài liệu đó có vi phạm bản quyền hay không) và họ đang sử dụng PayPal để thanh toán cho hành vi vi phạm bản quyền này”, Kim Dotcom nói.
Nhưng các nhà hành pháp của chính phủ Mỹ không nghĩ vậy. Bộ Tư pháp Mỹ cho rằng các nhân viên quản trị của Megaupload biết rõ rằng dịch vụ của họ đang phát tán rất nhiều nội dung vi phạm mà vẫn làm ngơ. Thậm chí tài liệu của chính phủ còn tiết lộ rất nhiều email nội bộ của Megaupload cho thấy các nhân viên đã được cảnh báo về tài liệu vi phạm bản quyền nhưng họ vẫn bỏ qua và thậm chí còn chia sẻ với nhau những nội dung đó.
Chính vì những điều này, chính phủ Mỹ cho rằng Megaupload không thể được hưởng chế độ “bến cảng an toàn” theo luật DMCA – bộ luật đã từng cứu cho YouTube không phải bồi thường cho Viacom 1 tỷ USD cách đây mấy năm.
Chưa hết, “công cụ chống lạm dụng” mà Megaupload tạo ra thực tế không hề gỡ bỏ những file bị than phiền là vi phạm bản quyền mà chi xóa bỏ một số địa chỉ web dẫn tới file đó, có điều những file “hot” thì được chia sẻ lai trên hàng ngàn trang web khác nhau nên công cụ đó gần như vô nghĩa. Theo Bộ Tư pháp Mỹ, tất cả những việc mà Megaupload đã làm thực tế chỉ là cách “ngụy trang” khiến hoạt động của họ trở nên hợp pháp hơn.
Nhiều người cho rằng đây là "đòn dằn mặt" những kẻ dám phản đối dự luật SOPA và PIPA mà quốc hội Mỹ đang xây dựng.
Các nhân viên của Megaupload biết rõ website của họ đang được dùng để phát tán những nội dung nào. Khi quyết định trả tiền cho người tải file lên (uploader) theo hình thức phần thưởng, họ đều xem qua nội dung đó và nhận thấy chúng hầu hết đều là những file vi phạm bản quyền nghiêm trọng như bộ đĩa DVD ca nhạc đang thịnh hành nào đó, một số bộ phim “người lớn”, các phần mềm có kèm theo bộ bẻ khóa…. Và “bến cảng an toàn” của DMCA không thể bảo vệ Megaupload trong những trường hợp này.
Thậm chí, chính các nhân viên của Megaupload còn tự mình tải lên các tài liệu vi phạm bản quyền, ví dụ như bộ phim tài liệu BBC Earth hồi năm 2008.
Một số bằng chứng khác cho thấy, Megaupload còn chủ động coi nội dung bị “khóa bản quyền” là nguồn sống quan trọng của họ nên sự hợp tác với những chủ sở hữu tài liệu này là rất hình thức. Hồi năm 2009, hãng Time Warner đã sử dụng “công cụ chống lạm dụng” để xóa bỏ khoảng 2.500 đường link mỗi ngày dẫn đến những nội dung của họ bị người khác đánh cắp bản quyền. Khi Time Warner đề nghị Megaupload nâng số đường dẫn cần bị xóa bỏ thì nhân viên của Megaupload đã trả lời thẳng thắn rằng “chúng tôi chỉ có thể hợp tác ở mức như hiện nay”. Về sau Kim Dotcom đã buộc phải đồng ý cho phép nâng lên thành 5000 đường link mỗi ngày.
Megaupload bị “ăn đòn oan”?
Các chuyên gia pháp lý cho rằng chính phủ Mỹ đã quá mạnh tay trong trường hợp này và thậm chí họ còn cố tình bỏ qua một số trình tự pháp lý cần thiết. Ví dụ, nếu chính phủ có những email nội bộ của Megaupload đủ để chứng minh rằng họ cố tình vi phạm luật pháp, họ cần chuyển sang tòa án để khởi tố và gỡ bỏ toàn bộ nội dung trên các dịch vụ của Megaupload chứ chưa cần phải bắt giữ người đứng đầu hay tịch thu tài sản của họ như thể vụ trấn áp tội phạm đặc biệt nguy hiểm như vậy.
Một số luật sư và người trong giới công nghệ thì cho rằng đây chẳng qua chỉ là “đòn dằn mặt” những kẻ phản đối SOPA và PIPA đồng thời dùng những hành động sai phạm của Megaupload để kêu gọi sự ủng hộ của giới kinh doanh nội dung, phần mềm.
Giáo sư luật James Grimmelmann của trường ĐH Luật New York bình luận: “Rất nhiều chi tiết trong bản cáo trạng thực ra là những chiến lược kinh doanh hợp pháp mà rất nhiều website sử dụng để tăng lượng truy cập cũng như doanh thu như khuyến khích đăng ký các tài khoản cấp cao (có trả phí), chạy quảng cáo hay trao thưởng cho những thành viên tích cực… Tôi hy vọng rằng nếu vụ này được đưa ra tòa, tòa án sẽ cẩn trọng hơn trong việc xác định chính xác những hành vi nào của Megaupload đã vi phạm pháp luật”.