Hướng dẫn sử dụng ACDSee 3.0
Posted: January 19, 2010
Phần mềm này giúp nhà nhiếp ảnh hoàn tất chuỗi công việc của mình, từ quản lý, xem, xử lý đến đưa lên mạng. Trong phiên bản thử nghiệm mới này, nhiều tính năng được tăng cường giúp các công đoạn trên được thực hiện một cách linh động, nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Hướng dẫn sử dụng
Chạy ACD3.0
Thẻ Manage - Quản lý thư viện ảnh:
Khi chọn thẻ này, các thành phần quen thuộc của ACDSee xuất hiện, gồm các bảng công cụ: Folders, Calendar, Favorite (hiển thị ảnh theo thư mục, ngày chụp, sở thích), File List (phần hiển thị ảnh dạng thumbnails), Preview panel (hiển thị ảnh phóng lớn cùng dải màu RGB, ISO, khẩu độ, tốc độ chụp...), Oganize (thêm thông tin cho bức ảnh để tiện quản lý). Ngoài ra còn có thêm một thanh menu khác phía trên bao gồm:
- Workspaces: khi đã tinh chỉnh giao diện AP3 phù hợp với ý thích của mình, bạn hãy chọn Workspaces > Manage Workspaces, bấm Save Workspace.
- Import: đây là chức năng rất quan trọng giúp bạn đổ ảnh đã chụp vào AP3 để quản lý. Bạn có thể đổ ảnh từ các thiết bị: máy ảnh (From Devices), đĩa quang (From CD/DVD), flash disk (From Disk), máy scan (From Scanner), điện thoại (From Mobile Phone Folder).
- Batch: chức năng xử lý ảnh hàng loạt vốn có ở các bản ACDSee trước.
- Create: vẫn là các tính năng quen thuộc như tạo slideshow dạng web, ppt, pdf, tạo album ảnh dạng HTML hay ghi ra đĩa CD/DVD...
- Slideshow: trình diễn ảnh.
- Send: gửi ảnh qua email, qua dịch vụ SendPix (SendPix Album), post lên Flickr, SmugMug, Zenfolio (Upload to...) hay Tivo (Publish to Tivo).
Công cụ Quick Search quen thuộc được đưa xuống cạnh thanh địa chỉ, giúp bạn dễ dàng tìm kiếm ảnh.
Thẻ View - Xem ảnh đầy cửa sổ AP3:
Chức năng này không có gì mới. Khi bạn bấm đôi lên một bức ảnh trong trình duyệt chính, AP3 sẽ mở ảnh đó với thẻ View, và tại đây bạn chỉ đơn thuần xem bức ảnh ở kích thước lớn. Điểm khác so với ACDSee Pro 2.5 là AP3 có thêm thanh duyệt ảnh Filmstrip giúp bạn dễ xem và có cái nhìn tổng quát hơn về thư mục ảnh đang duyệt.
AP3 cung cấp cho người dùng thêm hai công cụ hữu ích trong menu View. Để kích hoạt, bạn vào View, chọn Navigator và Magnifying Glass. Bảng Navigator cho phép bạn zoom ảnh lớn nhỏ tùy thích, và bảng Magnifying Glass như một kính lúp hữu dụng dành cho bạn.
Thẻ Process - Xử lý ảnh:
Thẻ này cung cấp những công cụ cần thiết cho các thao tác chỉnh sửa trên bức ảnh của bạn, được bố trí chủ yếu trong hai thẻ là: Develop (cân chỉnh các thông số để nâng cao chất lượng bức ảnh) và Edit (chỉnh sửa, biên tập ảnh).
Thẻ Online - Chia sẻ ảnh qua Internet:
AP3 tách biệt tác vụ chia sẻ và upload ảnh thông qua thẻ này. Với thẻ này, bạn có thể upload các bức lên tài khoản ACDSee Online của mình (2 GB miễn phí). AP3 sẽ cung cấp đầy đủ các công cụ để bạn có thể chia sẻ hình ảnh bằng cách tạo các album ảnh trực tuyến, có thể tham quan và bình luận ảnh của cộng đồng người dùng ACDSee Online. Lưu ý: bạn chỉ dùng được chức năng này khi mở khóa bản AP3 Beta, và IP từ Việt Nam không được chấp nhận. Do đó nếu muốn sử dụng, bạn phải dùng trình đổi IP và vào thẻ Online, bấm Create your account để tạo tài khoản.
2. CẢI TIẾN VỀ TÍNH NĂNG XỬ LÝ ẢNH
Các công cụ liên quan đến việc chỉnh sửa, biên tập ảnh đều nằm trong thẻ Process (các phiên bản trước thường là ACDSee Editor). Để bắt đầu, bạn chọn một bức ảnh và bấm vào thẻ Process, hoặc chỉ cần bấm đôi lên bức ảnh. Khi đó AP3 sẽ chuyển sang cửa sổ xử lý ảnh. Điểm mới dễ thấy chính là thanh Filmstrip xuất hiện bên dưới màn hình Preview và bảng Processing Tools phía bên trái với những công cụ xử lý hoàn toàn mới lẫn những chức năng biên tập ảnh vốn có ở các bản ACDSee trước đó.
Sự xuất hiện của thanh Filmstrip là cần thiết đối với người dùng làm việc trên thư mục ảnh với số lượng lớn, nhất là khi bạn vừa đổ ảnh từ máy chụp ảnh vào máy tính. Bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn những bức ảnh cần tinh chỉnh mà không cần phải chuyển từ thẻ Process sang thư viện ảnh ở thẻ Manage.
Khung Preview là nơi hiển thị bức ảnh đang xử lý. Tại đây có thanh trượt cho phép bạn thu / phóng ảnh để dễ chỉnh sửa, nút 1:1 (Actual Size) để xem ở độ phân giải ảnh gốc, nút Fit để ảnh vừa khít với khung Preview, nút Full screen để xem ảnh ở chế độ toàn màn hình. Bạn bấm giữ nút Show Original khi muốn xem ảnh gốc và thả ra để tiếp tục xử lý, nút này đặc biệt hữu ích giúp bạn so sánh ảnh đã xử lý và ảnh gốc ban đầu.
Quan trọng nhất chính là bảng công cụ bên trái khung Preview, bảng này gồm có hai thẻ: Develop và Edit.
Thẻ Develop:
Thẻ này cung cấp những công cụ giúp bạn chỉnh sửa các file RAW, JPEG... một cách thoải mái mà không làm giảm chất lượng ảnh chụp, gồm các thẻ con Tune, Detail và Geometry. Thứ tự của 3 thẻ này cũng chính là một tiến trình làm việc hợp lý dành cho bạn khi bắt đầu việc chỉnh sửa ảnh. Bạn cứ “đi” theo từng thẻ và từng công cụ trong mỗi thẻ để chỉnh những thông số mà bạn thấy cần thiết cho tác phẩm của mình:
- Tune: hiển thị dải màu RGB cùng các chức năng quan trọng gồm: General (những thông số cơ bản nhất như độ phơi sáng, tương phản, ánh sáng...), White Balance (cân bằng trắng), Lighting (tùy chỉnh về ánh sáng trong bức ảnh), Advanced Color (chỉnh độ bão hòa màu, độ sáng,...), Tone Curves (chức năng chỉnh tone màu dạng đồ thị).
- Detail: cung cấp một “kính lúp” 10X giúp bạn dễ xem ảnh cùng hai công cụ chính là Sharpening (tăng độ nét) và Noise Reduction (giảm nhiễu).
- Geometry: các công cụ hình học bao gồm: Lens Distortion (chỉnh lại độ biến dạng của bức ảnh, xảy ra khi chụp gần quá), Rotate (xoay, lật ảnh), Straighten (chức năng giúp bạn canh thẳng lại bức ảnh, rất hữu ích khi chụp vội vàng, không có điểm tựa), Perspective (tạo các góc phối cảnh mới từ ảnh gốc), Crop (cắt cúp ảnh).
Thẻ Edit:
Thực tế trong thẻ Edit có những công cụ có tính năng tương tự như ở thẻ Develop. Điểm khác nhau là ở thẻ Edit, chúng thiên về tính tự động (auto), tức là AP3 sẽ định sẵn những thông số, và bạn chỉ việc bấm Done nếu đồng ý, còn ở thẻ Develop bạn phải tự chỉnh lấy. Ngoài ra, bạn sẽ bắt gặp những công cụ quen thuộc như khử mắt đỏ (Red Eye Reduction), đóng dấu bản quyền (Watermark), đóng khung cho ảnh (Border), thêm chú thích (Text)...
Sau khi thực hiện xong việc chỉnh sửa, bạn hãy bấm Save để lưu hay bấm Done để hoàn tất, còn nếu không ưng ý thì bấm Cancel để quay về.
Trong quá trình chỉnh sửa, khi thực hiện chưa đúng, có thể bấm Ctrl+Z để phục hồi. Có một điểm mới là bạn có thể vào menu Edit > Copy Settings để sao chép những chỉnh sửa bạn vừa thực hiện sang một bức ảnh khác (Edit > Paste Settings), nếu 2 tấm ảnh có những điểm tương đồng. Bạn có thể lưu lại những cân chỉnh này bằng cách bấm biểu tượng bánh xe răng màu xanh nằm giữa thẻ Develop và Edit, rồi chọn Save Preset để sau này áp dụng lên bức ảnh thích hợp khác.
Hướng dẫn sử dụng
Chạy ACD3.0
Thẻ Manage - Quản lý thư viện ảnh:
Khi chọn thẻ này, các thành phần quen thuộc của ACDSee xuất hiện, gồm các bảng công cụ: Folders, Calendar, Favorite (hiển thị ảnh theo thư mục, ngày chụp, sở thích), File List (phần hiển thị ảnh dạng thumbnails), Preview panel (hiển thị ảnh phóng lớn cùng dải màu RGB, ISO, khẩu độ, tốc độ chụp...), Oganize (thêm thông tin cho bức ảnh để tiện quản lý). Ngoài ra còn có thêm một thanh menu khác phía trên bao gồm:
- Workspaces: khi đã tinh chỉnh giao diện AP3 phù hợp với ý thích của mình, bạn hãy chọn Workspaces > Manage Workspaces, bấm Save Workspace.
- Import: đây là chức năng rất quan trọng giúp bạn đổ ảnh đã chụp vào AP3 để quản lý. Bạn có thể đổ ảnh từ các thiết bị: máy ảnh (From Devices), đĩa quang (From CD/DVD), flash disk (From Disk), máy scan (From Scanner), điện thoại (From Mobile Phone Folder).
- Batch: chức năng xử lý ảnh hàng loạt vốn có ở các bản ACDSee trước.
- Create: vẫn là các tính năng quen thuộc như tạo slideshow dạng web, ppt, pdf, tạo album ảnh dạng HTML hay ghi ra đĩa CD/DVD...
- Slideshow: trình diễn ảnh.
- Send: gửi ảnh qua email, qua dịch vụ SendPix (SendPix Album), post lên Flickr, SmugMug, Zenfolio (Upload to...) hay Tivo (Publish to Tivo).
Công cụ Quick Search quen thuộc được đưa xuống cạnh thanh địa chỉ, giúp bạn dễ dàng tìm kiếm ảnh.
Thẻ View - Xem ảnh đầy cửa sổ AP3:
Chức năng này không có gì mới. Khi bạn bấm đôi lên một bức ảnh trong trình duyệt chính, AP3 sẽ mở ảnh đó với thẻ View, và tại đây bạn chỉ đơn thuần xem bức ảnh ở kích thước lớn. Điểm khác so với ACDSee Pro 2.5 là AP3 có thêm thanh duyệt ảnh Filmstrip giúp bạn dễ xem và có cái nhìn tổng quát hơn về thư mục ảnh đang duyệt.
AP3 cung cấp cho người dùng thêm hai công cụ hữu ích trong menu View. Để kích hoạt, bạn vào View, chọn Navigator và Magnifying Glass. Bảng Navigator cho phép bạn zoom ảnh lớn nhỏ tùy thích, và bảng Magnifying Glass như một kính lúp hữu dụng dành cho bạn.
Thẻ Process - Xử lý ảnh:
Thẻ này cung cấp những công cụ cần thiết cho các thao tác chỉnh sửa trên bức ảnh của bạn, được bố trí chủ yếu trong hai thẻ là: Develop (cân chỉnh các thông số để nâng cao chất lượng bức ảnh) và Edit (chỉnh sửa, biên tập ảnh).
Thẻ Online - Chia sẻ ảnh qua Internet:
AP3 tách biệt tác vụ chia sẻ và upload ảnh thông qua thẻ này. Với thẻ này, bạn có thể upload các bức lên tài khoản ACDSee Online của mình (2 GB miễn phí). AP3 sẽ cung cấp đầy đủ các công cụ để bạn có thể chia sẻ hình ảnh bằng cách tạo các album ảnh trực tuyến, có thể tham quan và bình luận ảnh của cộng đồng người dùng ACDSee Online. Lưu ý: bạn chỉ dùng được chức năng này khi mở khóa bản AP3 Beta, và IP từ Việt Nam không được chấp nhận. Do đó nếu muốn sử dụng, bạn phải dùng trình đổi IP và vào thẻ Online, bấm Create your account để tạo tài khoản.
2. CẢI TIẾN VỀ TÍNH NĂNG XỬ LÝ ẢNH
Các công cụ liên quan đến việc chỉnh sửa, biên tập ảnh đều nằm trong thẻ Process (các phiên bản trước thường là ACDSee Editor). Để bắt đầu, bạn chọn một bức ảnh và bấm vào thẻ Process, hoặc chỉ cần bấm đôi lên bức ảnh. Khi đó AP3 sẽ chuyển sang cửa sổ xử lý ảnh. Điểm mới dễ thấy chính là thanh Filmstrip xuất hiện bên dưới màn hình Preview và bảng Processing Tools phía bên trái với những công cụ xử lý hoàn toàn mới lẫn những chức năng biên tập ảnh vốn có ở các bản ACDSee trước đó.
Sự xuất hiện của thanh Filmstrip là cần thiết đối với người dùng làm việc trên thư mục ảnh với số lượng lớn, nhất là khi bạn vừa đổ ảnh từ máy chụp ảnh vào máy tính. Bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn những bức ảnh cần tinh chỉnh mà không cần phải chuyển từ thẻ Process sang thư viện ảnh ở thẻ Manage.
Khung Preview là nơi hiển thị bức ảnh đang xử lý. Tại đây có thanh trượt cho phép bạn thu / phóng ảnh để dễ chỉnh sửa, nút 1:1 (Actual Size) để xem ở độ phân giải ảnh gốc, nút Fit để ảnh vừa khít với khung Preview, nút Full screen để xem ảnh ở chế độ toàn màn hình. Bạn bấm giữ nút Show Original khi muốn xem ảnh gốc và thả ra để tiếp tục xử lý, nút này đặc biệt hữu ích giúp bạn so sánh ảnh đã xử lý và ảnh gốc ban đầu.
Quan trọng nhất chính là bảng công cụ bên trái khung Preview, bảng này gồm có hai thẻ: Develop và Edit.
Thẻ Develop:
Thẻ này cung cấp những công cụ giúp bạn chỉnh sửa các file RAW, JPEG... một cách thoải mái mà không làm giảm chất lượng ảnh chụp, gồm các thẻ con Tune, Detail và Geometry. Thứ tự của 3 thẻ này cũng chính là một tiến trình làm việc hợp lý dành cho bạn khi bắt đầu việc chỉnh sửa ảnh. Bạn cứ “đi” theo từng thẻ và từng công cụ trong mỗi thẻ để chỉnh những thông số mà bạn thấy cần thiết cho tác phẩm của mình:
- Tune: hiển thị dải màu RGB cùng các chức năng quan trọng gồm: General (những thông số cơ bản nhất như độ phơi sáng, tương phản, ánh sáng...), White Balance (cân bằng trắng), Lighting (tùy chỉnh về ánh sáng trong bức ảnh), Advanced Color (chỉnh độ bão hòa màu, độ sáng,...), Tone Curves (chức năng chỉnh tone màu dạng đồ thị).
- Detail: cung cấp một “kính lúp” 10X giúp bạn dễ xem ảnh cùng hai công cụ chính là Sharpening (tăng độ nét) và Noise Reduction (giảm nhiễu).
- Geometry: các công cụ hình học bao gồm: Lens Distortion (chỉnh lại độ biến dạng của bức ảnh, xảy ra khi chụp gần quá), Rotate (xoay, lật ảnh), Straighten (chức năng giúp bạn canh thẳng lại bức ảnh, rất hữu ích khi chụp vội vàng, không có điểm tựa), Perspective (tạo các góc phối cảnh mới từ ảnh gốc), Crop (cắt cúp ảnh).
Thẻ Edit:
Thực tế trong thẻ Edit có những công cụ có tính năng tương tự như ở thẻ Develop. Điểm khác nhau là ở thẻ Edit, chúng thiên về tính tự động (auto), tức là AP3 sẽ định sẵn những thông số, và bạn chỉ việc bấm Done nếu đồng ý, còn ở thẻ Develop bạn phải tự chỉnh lấy. Ngoài ra, bạn sẽ bắt gặp những công cụ quen thuộc như khử mắt đỏ (Red Eye Reduction), đóng dấu bản quyền (Watermark), đóng khung cho ảnh (Border), thêm chú thích (Text)...
Sau khi thực hiện xong việc chỉnh sửa, bạn hãy bấm Save để lưu hay bấm Done để hoàn tất, còn nếu không ưng ý thì bấm Cancel để quay về.
Trong quá trình chỉnh sửa, khi thực hiện chưa đúng, có thể bấm Ctrl+Z để phục hồi. Có một điểm mới là bạn có thể vào menu Edit > Copy Settings để sao chép những chỉnh sửa bạn vừa thực hiện sang một bức ảnh khác (Edit > Paste Settings), nếu 2 tấm ảnh có những điểm tương đồng. Bạn có thể lưu lại những cân chỉnh này bằng cách bấm biểu tượng bánh xe răng màu xanh nằm giữa thẻ Develop và Edit, rồi chọn Save Preset để sau này áp dụng lên bức ảnh thích hợp khác.